FCA là thuật ngữ trong thương mại quốc tế, điều kiện này giúp xác định ai sẽ là người chịu trách nhiệm và chi phí khi chuyển hàng từ người bán sang người mua. Nó cũng là một phần của các quy tắc Incoterms, nhằm giúp mọi người hiểu rõ được trách nhiệm và quyền lợi của họ trong giao dịch. Vậy FCA là gì – Nội dung cụ thể của điều kiện FCA như thế nào? Cùng tìm hiểu sâu hơn trong bài viết dưới đây!
FCA là gì?
FCA viết tắt của cụm từ Free Carrier – giao hàng cho người chuyên chở, đây là một thuật ngữ thương mại quốc tế quy định cụ thể những nghĩa vụ, rủi ro và chi phí tương ứng liên quan đến việc chuyển giao hàng hóa từ người bán sang người mua theo tiêu chuẩn Incoterms do phòng Thương mại Quốc tế công bố (ICC).
FCA được sử dụng phổ biến trong mua bán hàng hóa quốc tế và rộng rãi trong vận chuyển đường sắt, đường hàng không, đường biển hoặc là kết hợp nhiều phương thức vận chuyển khác nhau.
Điều kiện FCA quy định rõ người bán sẽ chịu trách nhiệm giao lô hàng đã được thông quan cho người mua tại cơ sở của người bán hay tại một nơi đã thỏa thuận khác. Người bán sẽ kết thúc nhiệm vụ của mình khi giao hàng hóa cho người chuyên chở do người bên mua thuê. Kể từ khi hàng hóa được giao, thì mọi rủi ro liên quan đến hàng hóa sẽ chuyển từ người bán sang người mua.
Sau đây, là một vài thông tin cơ bản mà cần biết về FCA:
- Người bán sẽ chịu trách nhiệm thông quan hàng xuất.
- Người mua sẽ chịu trách nhiệm thông quan hàng nhập và thuê phương tiện vận chuyển hàng hóa.
- Địa điểm giao hàng sẽ ở nước bên người bán. Một số địa điểm giao hàng thường gặp: FCA (kho người bán), FCA (sân bay đi hay sân bay Tân Sơn Nhất), FCA (cảng xuất hay cảng Cát Lái).
Xem thêm: Bill of lading
Nội dung của điều kiện FCA là gì
Việc bốc – dỡ
Dù là giao hàng ở xưởng người bán FCA (Seller’s Warehouse), ở sân bay Tân Sơn Nhất FCA (Tân Sơn Nhất Airport) hay giao ở cảng biển FCA (Cảng Cát Lái) thì:
- Người bán chịu hoàn toàn chi phí và rủi ro bốc hàng lên phương tiện vận tải tại xưởng của người bán.
- Người mua sẽ chịu chi phí và rủi ro bốc hàng lên máy bay hay tàu (trả phí THC đầu bốc).
Thông thường thì các hãng bay, hãng tàu sẽ chào giá cước bay hay cước tàu theo kiểu phí THC của bên nào thì bên đó trả. Cho nên, khi hai bên tiến hành mua bán thì cần lưu ý mục này trong lúc chào giá và thương thảo giá hàng bán, vì đã có nhiều trường hợp hai bên nhầm lẫn mục này. Người bán phải nhắc và lập luận chặt chẽ để người mua có thể hiểu và chịu phí ngay từ đầu. Trong trường hợp có thỏa thuận khác thì phải được nêu rõ trước khi ký hợp đồng.
Việc chuyển rủi ro
Người bán sẽ hết trách nhiệm khi giao hàng cho người vận tải. Cụ thể như sau:
Nếu giao tại xưởng của người bán: thì sau khi người bán bốc xong hàng lên container hay xe tải tại xưởng của người bán.
Nếu giao hàng tại sân Tân Sơn Nhất (cụ thể ở các kho như SCSC, kho DHL, TCS, FEDEX,…) cho các hãng bay bên mua thuê: thì người bán chỉ cần chở hàng đến các kho đã đề cập ở trên,… để giao lại cho hãng bay là đã hết trách nhiệm. Phần chi phí cho việc dỡ hàng xuống xe tải tại kho cũng như nếu có rủi ro mất hàng thì bên mua sẽ chịu trách nhiệm.
Nếu giao hàng ở cảng biển thì sẽ có 2 trường hợp:
- Trường hợp hàng được đóng trong containers/ sử dụng tàu Liner (các hãng tàu thường chỉ định người bán giao hàng ở các ICD gần cảng chính): lúc này người bán chỉ cần chở hàng đến các ICD nơi hãng tàu chỉ định sau đó người bán giao containers hàng ở đấy là đã hết trách nhiệm. Thậm chí người bán cũng không cần chịu trách nhiệm hay khoản phí dỡ hàng xuống khỏi xe tải/container tại ICD này. Lúc này mỗi rủi ro phát sinh đều sẽ do người mua hoàn toàn chịu trách nhiệm.
- Trường hợp hàng không được đóng trong containers/ sử dụng tàu chuyển (việc giao hàng sẽ được tiến hành ở mép cảng hay cầu cảng tại cảng chính): người bán sẽ chịu trách nhiệm chở hàng tới cảng chính và đặt hàng ở mép tàu là hoàn thành trách nhiệm rủi ro. Sau đó, mọi rủi ro phát sinh đều sẽ do người mua chịu trách nhiệm. Không bắt buộc ai phải mua bảo hiểm.
Trách nhiệm của người mua và người bán trong hợp đồng FCA
Theo hợp đồng FCA có quy định, bên bán chịu trách nhiệm thanh toán các chi phí cho việc sản xuất, kiểm tra chất lượng hàng hóa, đóng gói hàng theo tiêu chuẩn và nhãn dán cho lô hàng. Đồng thời, người bán cũng phải đứng ra tổ chức vận chuyển lô hàng đến cảng hay địa điểm mà người mua chỉ định để đưa hàng lên tàu, sẵn sàng xuất đi.
Bên xuất khẩu sẽ chịu trách nhiệm cho khâu làm thủ tục hải quan và thông quan cho lô hàng. Bên cạnh đó, bên nhập khẩu sẽ chịu trách nhiệm cho việc tìm và ký hợp đồng vận tải với bên giao hàng để đưa hàng về.
Trách nhiệm của bên bán | Trách nhiệm của bên mua |
|
|
Ưu và nhược điểm của FCA
FCA sẽ có một số ưu và nhược điểm như sau:
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
So sánh FCA và FOB
FCA và FOB đều là hai điều kiện thương mại được sử dụng trong vận chuyển quốc tế. Dưới đây là một số điểm giống nhau và khác nhau của hai điều kiện này:
Điểm giống nhau
- FCA và FOB đều thuộc vào nhóm F, trong đó người bán phải tổ chức toàn bộ khâu vận tải chặng trước cần thiết để có thể đưa hàng đến địa điểm quy định giao hàng cho người vận tải.
- Bên mua sẽ chịu trách nhiệm thuê và trả tiền chặng vận tải chính.
Điểm khác nhau
- Theo điều kiện FOB, người bán sẽ hoàn thành trách nhiệm giao hàng khi hàng qua lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định. Và sau thời điểm đó, mọi chi phí hay rủi ro phát sinh sẽ do người mua chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, việc sử dụng lan can tàu làm đường phân chia trách nhiệm, rủi ro và chi phí giữa các bên không phải lúc nào cũng hợp lý.
- Theo điều kiện FCA, thì sau khi làm xong thủ tục xuất khẩu, bên bán phải có trách nhiệm giao hàng cho người chuyên chở do bên mua chỉ định tại địa điểm quy định. Nếu việc giao hàng diễn ra tại cơ sở của người bán thì người bán phải có nghĩa vụ bốc hàng. Thông thường đối với những hàng hóa được vận chuyển bằng container (hàng rời), thì nên sử dụng FCA thay cho FOB.
Bài viết trên của 3A Express cung cấp một số thông tin cơ bản về điều kiện FCA bao gồm khái niệm FCA là gì, nội dung điều kiện cũng như ưu và nhược điểm. Hy vọng bài viết giúp bạn cung cấp những thông tin cần thiết. Cảm ơn bạn đã theo dõi toàn bộ bài viết của chúng tôi.
Tôi là Thùy Duyên hiện tại đang là chuyên viên tư vấn chuyển phát quốc tế tại 3A Express. Với hơn 7 năm kinh nghiệm trong ngành logistics, tôi tự tin sẽ giúp quý khách gửi hàng đi nước ngoài an toàn và tiết kiệm. Tại 3A Express, tôi đã giúp rất nhiều khách gửi hàng đi Mỹ, Canada, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc,…nhanh chóng với giá cước cực kỳ hợp lý. Hãy liên hệ ngay với 3A Express để được tư vấn chi tiết hơn nhé.