fbpx

Bill of lading là gì: Vai trò và tầm quan trọng

5/5 - (1 bình chọn)

Khi vận chuyển hàng bằng đường biển, chứng từ không thể thiếu chính là Bill of lading. Để chứng từ này mang tính pháp lý khi hàng hóa xảy ra vấn đề bạn cần hiểu được Bill of lading là gì và nội dung chính cần phải có. Những thông tin này sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây. 

bill of lading
Bill of lading là gì? Tầm quan trọng của bill of lading khi chuyển hàng quốc tế

Vận đơn đường biển – Bill of lading là gì?

Vận đơn đường biển hay thường được gọi với cái tên Bill of lading là một chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, được chính người vận chuyển lập, ký và cấp, xác nhận hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển. Đồng thời, cam kết rằng số hàng hóa đó sẽ đến tay người nhận tải cảng đích với chất lượng tốt và đúng số lượng đã được ghi trên Bill of lading

bill of lading là gì
Vận đơn đường biển được xem như bằng chứng về giao dịch hàng hóa giữa 2 bên

Nói một cách ngắn gọn hơn thì Bill of lading là chứng từ do bên vận chuyển phát hành cho người gửi hàng, để xác nhận đã nhận hàng và số hàng đó sẽ được vận chuyển đến tay người nhận được ủy quyền. Vận đơn đường biển có thể được xem như bằng chứng về giao dịch hàng hóa giữa người gửi và người vận chuyển. 

Phân loại Bill of lading

phân loại
Vận đơn đường biển – Bill of lading được phân loại theo 4 cách

Phân loại Bill of lading theo người nhận hàng gồm có: 

  • Vận đơn theo lệnh (Order B/L): Đây là loại vận đơn đường biển phổ biến nhất hiện nay. Người vận tải cần phải giao hàng theo chỉ định của người gửi hàng. Trong trường hợp phía sau ký hậu có ghi rõ tên người nhận thì lúc này vận đơn theo lệnh sẽ chuyển thành vận đơn đích danh. Còn nếu phần ký hậu để trống thì nó sẽ chuyển thành vận đơn vô danh. 
  • Vận đơn vô danh (Bearer B/L): Là một loại vận đơn theo lệnh. Nếu không ghi theo lệnh của bất kỳ ai thì người giữ vận đơn sẽ có thể nhận được hàng. 
  • Vận đơn đích danh (Straight B/L): Trên vận đơn này sẽ có thông tin chi tiết tên người nhận hàng và chỉ có thể giao hàng khi người nhận hàng xuất trình các giấy tờ hợp lệ. 

Xem thêm: Invoice là gì?

Bill of lading khi phân loại theo tình trạng bốc xếp hàng gồm có: 

  • Vận đơn nhận hàng để chở: Vận đơn này sẽ được cấp khi hàng chưa qua lan can và cam kết hàng sẽ được xếp tàu như thỏa thuận. 
  • Vận đơn đã bốc hàng lên tàu: Trái với loại vận đơn trên, loại vận đơn này sẽ được cấp khi hàng đã qua lan can tàu. 

Phân loại Bill of lading dựa trên tình trạng hàng: 

  • Vận đơn hoàn hảo: Trên vận đơn hoàn hảo, phần ghi chú sẽ không có các ghi chú về vấn đề của hàng hóa. 
vận đơn hoàn hảo
Phân loại Bill of lading dựa trên tình trạng hàng
  • Vận đơn không hoàn hảo: Khi hàng hóa gặp vấn đề như bị hư hỏng, bao bì không còn nguyên vẹn,… nội dung này sẽ được thể hiện trên phần ghi chú. Khi đó sẽ xuất hiện vận đơn không hoàn hảo. 

Ngoài ra, Bill of lading còn được phân loại dựa trên hành trình chuyên chở và vận tải:

  • Vận đơn đi thẳng (Direct B/L): Hàng hóa được vận chuyển thẳng từ cảng xuất khẩu đến cảng nhập khẩu. 
  • Vận đơn chở suốt (Through B/L): Hàng hóa được chuyển sang tàu trung gian trong quá trình vận chuyển. 
  • Vận chuyển đa phương thức (Intermodal B/L): Hàng hóa vận chuyển theo nhiều phương thức, nhiều tàu để đến cảng nhập khẩu. 

Các nội dung chính trên Bill of lading

Để được xem là một chứng từ mang tính hợp pháp, đúng tiêu chuẩn  thì nội dung chính cần có trên Bill of lading là gì? Bạn hãy chú ý những nội dung chính, cần có của vận đơn đường biển để tránh bị thiếu những thông tin quan trọng nhé: 

  • Number of Bill of lading/ Bill No. (Số vận đơn): Con số này sẽ được quy định bởi người phát hành vận đơn, chứa các thông tin về hãng tàu nhận chở và logo của hãng. Ngoài ra, có thể dùng số vận đơn để tra cứu Bill of lading và khai báo với hải quan. 
  • Shipper (Người gửi hàng/ Người xuất khẩu): Phần chứa các thông tin của người gửi hàng. 
  • Consignee (Người nhận hàng): Phần chứa các thông tin cần thiết của người nhận hàng. 
  • Vessel Name (Tên tàu): Ghi rõ tên tàu nhận vận chuyển, mã hiệu của chuyến đi. 
  • Port of lading – POL (Cảng xếp hàng) : Tên và địa chỉ cảng bốc hàng lên tàu
  • Port of discharge – POD (Cảng dỡ hàng ): Tên và địa chỉ nơi dỡ hàng xuống. 
  • Descriptions of good (Mô tả hàng hóa):  Ghi rõ mô tả về hàng hóa được vận chuyển.

Một số nội dung chính trên Vận đơn đường biển 

  • Number of containers or package (Số kiện hàng và cách đóng gói hàng): Tùy vào mỗi loại hàng hóa sẽ có cách đóng gói và số kiện hàng khác nhau. Vì thế cần ghi rõ thông tin này trên tờ vận đơn đường biển để bên chuyên chở có thể tiện hơn trong việc bốc dỡ hàng hóa. 
  • Total Weight/ Gross Weight (Tổng trọng lượng): Trọng lượng này sẽ bao gồm cả bao bì gói bên ngoài. 
  • Freight and charges (Cước phí và phụ phí): Thông tin về phí và các phụ phí phải trả sẽ được thể hiện rõ ràng trên Bill of lading cả bằng số lẫn bằng chữ. Và còn có thêm các hình thức thu phí. 
  • Number of original bill of lading ( Số bản vận đơn): Mục này thể hiện số bản vận đơn gốc được phát hành. 
  • Place and date of issue (Thời gian và địa điểm cấp vận đơn): Thông thường ngày được ghi là ngày bốc dỡ hàng hoặc trễ hơn một ngày. Còn địa điểm sẽ là tên nước xuất khẩu hàng đi. 
  • Carrier’s signature (Chữ ký của người vận chuyển): Tại đây người vận chuyển hay đại lý ủy quyền phát hành sẽ ký chữ ký của mình. 

Ý nghĩa của Bill of lading

Bill of lading là một chứng từ không thể thiếu khi vận chuyển hàng hóa bằng đường biển bởi vì chúng mang những ý nghĩa sau: 

ý nghĩa
Bill of lading là một chứng từ không thể thiếu khi vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
  • Là một chứng từ xác nhận người chuyên chở đã nhận hàng. 
  • Được xem như một loại giấy tờ dùng để thanh toán tại ngân hàng. Vì nó có thể chứng minh cho quyền sở hữu lô hàng. Vận đơn đường biển gốc có còn có thể mua bán được. 
  • Bill of lading còn được xem là hợp đồng vận chuyển được ký. Trong trường hợp thuê tàu chuyến, người vận chuyển sẽ ký kết với người gửi hàng. Còn trong trường hợp thuê tàu chợ, hai bên sẽ ký giấy xác nhận lưu cước cho đến khi hàng lên tàu thì hai bên mới bắt đầu thực hiện trách nhiệm. 

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Bill of lading

Tính pháp lý của vận đơn: Các thông tin được thể hiện trên vận đơn cần có sự chính xác và đầy đủ để vận đơn có tính pháp lý, có thể làm căn cứ cho các bên khi giao nhận hàng. Trong trường hợp mất mát hàng hóa, hư hỏng,… sẽ được xử lý dựa trên thông tin được ghi trên Bill of lading.

lưu ý
Các thông tin được thể hiện trên vận đơn cần có sự chính xác và đầy đủ

Kiểm tra thông tin ghi trên vận đơn: Hãy kiểm tra các thông tin như loại hàng, số lượng hàng, ngày giao dịch,… Đây đều là những thông tin quan trọng giúp hàng hóa được vận chuyển dễ dàng hơn. Hàng chỉ có thể giao khi có vận đơn gốc được vận chuyển đến người nhập khẩu trước khi hàng đến. 

Bill of lading là một loại chứng từ mang tính pháp lý không thể thiếu khi vận chuyển hàng bằng đường biển. Thông qua vận đơn đường biển, chúng ta sẽ biết được những thông tin cần thiết đơn hàng. Hy vọng rằng thông tin được 3A Express cung cấp trong bài viết này sẽ là những thông tin hữu dụng với bạn đọc.